Những người công nhân vệ sinh môi trường
Chiều 23.1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Đạt (44 tuổi, trú xã Dân Tiến, H.Khoái Châu, Hưng Yên) về tội sử dụng hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.Làm việc với cảnh sát, ông Đạt khai nhận khoảng tháng 10.2024, thuê nhà và sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để sản xuất giá đỗ với mục đích làm giá đỗ mập, to tròn, bóng đẹp mắt và ít rễ hơn.Theo PC03 Công an tỉnh Hưng Yên, 6-benzyl aminopurine là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong. Tại cơ sở sản xuất, ông Đạt pha chế dung dịch 6-benzyl aminopurine và tưới lên giá đỗ vào cuối ngày thứ 3 trong quy trình sản xuất giá đỗ. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Đạt thu hoạch khoảng 500 kg giá đỗ thành phẩm và bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Sông Hồng tại xã Yên Phú (H.Yên Mỹ, Hưng Yên).Bị can Đạt khai nhận, từ tháng 10 - tháng 12.2024, đã sản xuất và bán ra thị trường cho người tiêu dùng khoảng 30 tấn giá đỗ có sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine với giá trị khoảng 180 triệu đồng.Trước đó, ngày 16.12.2024, bị can Đạt đã bị Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cùng về hành vi nêu trên.Bị can Đạt cho hay bản thân nhận thức được việc sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine để sản xuất, nuôi trồng giá đỗ là sai, vi phạm pháp luật nhưng do hám lời nên vẫn dùng để sản xuất giá đỗ, bán ra thị trường.Chuẩn bị phóng tên lửa đẩy uy lực nhất mọi thời đại
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Ngô Hồng Quang đưa âm nhạc của người Tày, Nùng, H'Mông, Chăm... vào đĩa than 'Rạng đông'
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
"Trung tâm ung bướu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt phẫu trị, hóa trị trong điều trị ung thư nhưng, mỗi năm vẫn có hơn 2.000 bệnh nhân ung thư tại đây phải chuyển tuyến lên Hà Nội xạ trị, do bệnh viện chưa có đủ trang thiết bị", đó là chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về thực tế tại bệnh viện này.Theo ông Tịnh, với đội ngũ nhân lực luôn được nâng cao về chuyên môn và điều kiện trang thiết bị, tỷ lệ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên đã giảm từ 9,3% (năm 2021) xuống còn 4,2% trong năm 2024. "Nếu được trang bị đầy đủ thêm về trang thiết bị với một số chuyên khoa, tỷ lệ chuyển tuyến của chúng tôi sẽ tiếp tục giảm, dưới 4%", ông Tịnh nhận định. Tại hội nghị nâng cao chất lượng y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hôm nay, khẳng định đã và hỗ trợ y tế tỉnh toàn diện về chuyên môn, đào tạo nhân lực, đặc biệt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ đánh giá: "Hiện, đây là bệnh viện tỉnh được xây đẹp nhất phía bắc nhưng đang còn thiếu trang thiết bị y tế, như tim mạch, ung bướu".Theo ông Cơ, trước Vĩnh Phúc Bệnh viện Bạch Mai, đã ký kết 12 tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực y tế. Bạch Mai hiện có thế mạnh đa khoa hoàn chỉnh với 57 chuyên khoa, mỗi khoa quy mô tương đương bệnh viện chuyên khoa với hàng trăm nhân lực. Ví dụ như, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày nội soi tiêu hóa 800 - 1.200 ca. Với ung bướu, năm nay sẽ có thêm các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Ông Cơ cho rằng, để phát triển y tế, có thêm nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, thay vì chỉ chờ đợi nguồn đầu tư từ "miếng bánh" ngân sách địa phương, đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh chấp thuận cho bệnh viện công như Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khả năng chi trả. Nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu giúp bệnh viện cân đối thu chi, đặc biệt có nguồn cho nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Vì bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đã cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng trang thiết bị thì còn thiếu nhiều.Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ông Cơ đánh giá, bệnh viện tỉnh đã khánh thành Trung tâm Đột quỵ, nhưng cần đầu tư thêm máy để phát triển hiệu quả hơn. Hay với chuyên khoa tim mạch, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện năng lực tốt nhưng vẫn cần thêm máy chụp mạch để làm tốt hơn nữa công tác chuyên môn.Với chuyên khoa ung thư, ông Cơ chia sẻ, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đang phải chuyển 2.000 - 2.300 bệnh nhân lên Hà Nội để xạ trị, rất vất vả cho người bệnh.
Ly kỳ chuyện đá 'nở hoa' cả tuần nay khiến nhiều người chú ý
Ngày 11.3, PV Thanh Niên trở lại hồ lắng cạnh công viên Yersin, gần quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt, chứng kiến lòng hồ đầy rác, nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước từ hồ lắng chảy ra hồ Xuân Hương sủi bọt trắng.Tình trạng các hồ lắng nói chung ở TP.Đà Lạt và hồ lắng cạnh công viên này nói riêng bị ô nhiễm đã được Báo Thanh Niên nhiều lần phản ánh, nhưng năm nay nước hồ này đen đặc hơn, mặt hồ đủ thứ rác rưởi nổi lềnh bềnh. Mỗi lần du khách và người dân đi qua đoạn đường này đều phải dùng tay bịt mũi vì mùi hôi thối rất khó chịu.Ông Đào Xuân Hiếu (tổ dân phố Yersin, P.10, TP.Đà Lạt) cho biết nước hồ lắng bị ô nhiễm vài ba năm qua, nhưng năm nay nước hồ ô nhiễm nặng hơn, rác nhiều hơn. Theo ông Hiếu, từ khi Khu quy hoạch Phạm Hồng Thái, phía thượng nguồn hồ lắng có nhiều cư dân đến xây nhà để ở và một số nhà hàng, quán ăn quanh hồ vô tư xả nước thải ra hồ khiến hồ lắng ô nhiễm, hôi thối nặng hơn.Chị Lê Thị Minh Trang (nhà ở cạnh hồ lắng) cho biết do hồ ô nhiễm nên nhà phải đóng cửa 24/24, chỉ khi cần ra ngoài mới mở cửa và phải đeo khẩu trang ngay. Do hít thở không khí ô nhiễm nên nhiều người trong gia đình chị bị viêm mũi phải đi bác sĩ mua thuốc uống.Một số gia đình ven hồ kinh doanh lưu trú nhưng khi khách du lịch tới nhận phòng, thấy hồ lắng bốc mùi hôi thối họ từ chối không ở.Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt (viết tắt là Trung tâm) thừa nhận hồ lắng cạnh đường Yersin bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, rác rưởi nhiều hơn. Nhưng ông Hỷ phân trần, từ tháng 11 và tháng 12.2024, Trung tâm đã có báo cáo, làm hồ sơ xin kinh phí để vớt rác và xử lý ô nhiễm các hồ lắng quanh hồ Xuân Hương nhưng không được UBND TP.Đà Lạt phê duyệt.Được biết, trong năm 2024, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản đề nghị UBND TP.Đà Lạt khẩn trương kiểm tra và có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương. Về lâu dài, TP.Đà Lạt cần nghiên cứu lập dự án thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ lắng để xử lý, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm.